Dịch vụ Nổi bật

vai trò của luật sư trong vụ án hình sự thủ tục ly hôn đơn phương Luật sư bào chữa vụ án hình sự vai trò của luật sư
1 2 3 4

Khẳng định vị trí, vai trò của luật sư và nghề luật sư trong xã hội

Khẳng định vị trí, vai trò của luật sư và nghề luật sư trong xã hội

 

Ngày 14/1/2013, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10/10 hàng năm là Ngày truyền thống Luật sư Việt Nam. Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Liên đoàn luật sư Việt Nam cho biết, đây là một vinh dự hết sức to lớn cho đội ngũ luật sư Việt Nam, không chỉ khẳng định sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, cộng đồng xã hội về nghề luật sư, mà còn là mốc son quan trọng đánh dấu sự trưởng thành của Luật sư và nghề luật sư tại Việt Nam.

Ngày 10/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh số 46/SL về Tổ chức đoàn thể luật sư. Trải qua gần 70 năm, đội ngũ luật sư Việt Nam đã phát triển cả về số lượng và chất lượng, đóng góp quan trọng vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, giải phóng dân tộc cũng như trong công cuộc bảo vệ và xây dựng nhà nước pháp quyền và thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội. Năm 1987, Pháp lệnh Tổ chức luật sư ra đời đánh dấu một bước phát triển mới của luật sư và tổ chức hành nghề luật sư, tuy nhiên thời điểm này mới chỉ có 400 luật sư hành nghề. Song, con số này tăng lên gần 2.000 luật sư sau khi Nhà nước ban hành Pháp lệnh luật sư 2001. Đặc biệt, kể từ khi Nhà nước ban hành Luật Luật sư 2006 và được sửa đổi, bổ sung một số điều vào 2012, tạo căn cứ pháp lý ngày càng cao và quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho hoạt động luật sư và hành nghề luật sư phát triển thì đến nay, 63/63 tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương đều có Đoàn luật sư hoạt động. Cả nước có trên 8.000 luật sư với trên 3.000 tổ chức hành nghề luật sư. Năm 2009, Liên đoàn Luật sư Việt Nam được thành lập, trở thành ngôi nhà chung của luật sư cả nước. Liên đoàn Luật sư Việt Nam ra đời và được củng cố, phát triển tạo đà cho hoạt động luật sư và hành nghề luật sư tại Việt Nam.

Theo đó, đội ngũ luật sư ngày càng tham gia tích cực vào các vụ án chỉ định theo yêu cầu của các cơ quan tiến hành tố tụng; cũng như trợ giúp pháp lý miễn phí. Hoạt động của luật sư dần mang tính chuyên nghiệp, hình thành đội ngũ luật sư tranh tụng các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính; tham gia tư vấn cho doanh nghiệp, xây dựng và tuyền truyền pháp luật. Đặc biệt là việc hình thành đội ngũ luật sư tham gia tư vấn và tranh tụng quốc tế. Tính chuyên môn hóa và chuyên nghiệp hóa của đội ngũ luật sư đã được khẳng định và từng bước được củng cố, tạo lập sự uy tín trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý với cộng đồng xã hội.

Đội ngũ luật sư ở tất cả các cấp từ Trung ương tới địa phương cũng đã được tin tưởng mời tham gia vào các ban soạn thảo và tổ biên tập để góp ý xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước. Năm 2012, Liên đoàn luật sư Việt Nam cũng đã đóng góp tích cực trong việc sửa đổi, bổ sung Luật Luật sư 2006, Bộ Luật Tố tụng Hình sự, Bộ Luật Hình sự, Bộ Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, tham gia vào Đề án 30 của Thủ tướng Chính phủ giai đoạn III với việc rà soát thủ tục hành chính ở 3 lĩnh vực: chứng thực, quốc tịch, xuất nhập cảnh... Qua đó, góp phần tích cực vào sự nghiệp bảo vệ công lý, xây dựng nhà nước pháp quyền, phát triển kinh tế - xã hội, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, vẫn còn khó khăn, thách thức, trong đó phải kể đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng nghề nghiệp của đội ngũ luật sư không đồng đều, dẫn tới việc cung cấp dịch vụ pháp lý vẫn còn ảnh hưởng tới chất lượng chung.

Trên thực tế, công tác quản lý nhà nước về luật sư và hành nghề luật sư ở một số địa phương còn lỏng lẻo, một bộ phận đội ngũ luật sư chưa chủ động, tích cực trong việc tự nâng cao trình độ, kỹ năng hành nghề cũng như việc trau dồi phẩm chất chính trị, đạo đức và ứng xử nghề nghiệp, có hành vi vụ lợi... dẫn đến vi phạm pháp luật. Mô hình tố tụng hiện nay vẫn còn một số tồn tại chưa tạo thuận lợi cho các luật sư hành nghề. Còn có nơi, có vụ việc luật sư còn bị cản trở trong quá trình hành nghề từ một số các cơ quan và người tiến hành tố tụng, đặc biệt trong giai đoạn điều tra các vụ án hình sự. Đáng lưu tâm, có một bộ phận cán bộ và cộng đồng dân cư chưa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về vị trí, vai trò của luật sư và nghề luật sư; về những đóng góp âm thầm, tích cực của họ trong các hoạt động tố tụng và tư vấn pháp lý cho người dân để bảo vệ công lý và công bằng xã hội. Chúng ta đều biết rằng, uy tín của mỗi một luật sư được gắn với nghề luật sư và giới luật sư, do đó trách nhiệm của mỗi một luật sư và cả đội ngũ luật sư với cộng đồng xã hội là phải nhất quán trong việc cung cấp các dịch vụ có chất lượng cho xã hội. Đạo đức nghề nghiệp luật sư luôn là cái gốc để tạo lập sự phát triển vững bền cho mỗi luật sư và nghề luật sư.

Luật sư : Hoàng Việt Hùng


,

các Giới thiệu khác: