Dịch vụ Nổi bật
- Khác biệt giữa ly hôn thuận tình và ly hôn đơn phương
- Khởi kiện phân chia tài sản chung của vợ chồng
- Có được đòi tiền cấp dưỡng cho con
- Trách nhiệm cấp dưỡng cho con sau ly hôn
- Vợ đang mang thai có được yêu cầu ly hôn không ?
- Tư vấn về tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân
- Mua bán nhà đất bằng giấy viết tay có được cấp sổ đỏ ?
14/3/2018 Luật sư được gặp người bị tạm giữ
“Khi nhận được văn bản thông báo người bào chữa cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam của cơ quan đang thụ lý vụ án thì cơ sở giam giữ tổ chức cho người bào chữa được gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam theo quy định của pháp luật”.
Đây là quy định mới tại Thông tư liên tịch số 01/2018 ngày 23-1 (có hiệu lực từ ngày 12-3 tới) giữa Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, chánh án TAND Tối cao và viện trưởng VKSND Tối cao.
Theo đó, việc phối hợp, tổ chức cho người bị tạm giữ, tạm giam gặp người bào chữa thực hiện theo quy định tại Điều 80 của BLTTHS và Điều 22, Điều 34 của Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam.
Trường hợp cần phải giám sát cuộc gặp thì thủ trưởng, người có thẩm quyền của cơ quan đang thụ lý vụ án phối hợp với cơ sở giam giữ tổ chức giám sát. Nếu người bị tạm giữ, tạm giam, người bào chữa có hành vi vi phạm nội quy cơ sở giam giữ hoặc cản trở việc giải quyết vụ án thì người có thẩm quyền giám sát phải dừng ngay cuộc gặp và lập biên bản, báo cáo với thủ trưởng cơ sở giam giữ và thông báo bằng văn bản cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để xử lý.
Khi người bào chữa có yêu cầu gặp người bị tạm giữ, tạm giam tại nơi khám bệnh, chữa bệnh ngoài cơ sở giam giữ thì cơ sở giam giữ trao đổi với bác sĩ điều trị. Nếu được sự đồng ý của bác sĩ điều trị thì cơ sở giam giữ thông báo cho người bào chữa biết, đồng thời thông báo cho cơ quan đang thụ lý vụ án để có biện pháp phối hợp kịp thời. Người có thẩm quyền của cơ sở giam giữ phải quản lý, giám sát chặt chẽ, không để người bào chữa đưa, chuyển đồ vật cấm cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam hoặc có vi phạm khác về việc thăm gặp, gây cản trở việc giải quyết vụ án.
Quy định về phối hợp quản lý người bị tạm giam khi trích xuất phục vụ xét xử tại phiên tòa cũng được nêu cụ thể.
Theo đó, tòa án có thẩm quyền phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và lệnh trích xuất người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ nơi đang giam giữ người bị tạm giam chậm nhất là 10 ngày trước khi mở phiên tòa. Đồng thời tòa phải trao đổi với cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải về tính chất phức tạp của vụ án, mức độ nguy hiểm, số lượng đối tượng đưa ra xét xử.
Cơ quan có nhiệm vụ áp giải phải phối hợp với cơ sở giam giữ xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện việc áp giải người bị tạm giam đến địa điểm mở phiên tòa đúng thời gian, phối hợp với lực lượng bảo vệ phiên tòa đảm bảo an ninh, an toàn trong quá trình áp giải và xét xử tại tòa.
Cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất để phục vụ xét xử tại tòa cho thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Khi kết thúc phiên tòa, thẩm phán chủ tọa có trách nhiệm bàn giao người bị tạm giam được trích xuất cho cơ quan, người có nhiệm vụ áp giải, trừ trường hợp người bị tạm giam là bị cáo được trả tự do theo bản án, quyết định của tòa. Trường hợp hết thời hạn tạm giam thì phải kèm theo quyết định tạm giam, trừ trường hợp bị cáo bị phạt tử hình theo quy định tại khoản 4 Điều 329 của BLTTHS. Việc bàn giao phải được lập thành biên bản, có ghi rõ tình trạng sức khỏe.
Trong quá trình xét xử, trường hợp phiên tòa tạm nghỉ mà không có điều kiện áp giải người bị tạm giam về cơ sở giam giữ, phải lưu lại tại nơi xét xử thì tòa án bố trí nơi để quản lý người bị tạm giam.
nguồn: plo.vn
các Tin tức - Trao đổi khác:
- 9/3/2018: Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự (09/03/2018, 01:42, pm)
- 7/3/2018 Điểm mới về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác (07/03/2018, 09:17, am)
- 01/3/2018, Thông tư liên tịch về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có hiệu lực (02/03/2018, 08:44, am)
- 24/2/2018 Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thăm, chúc Tết LĐLSVN (24/02/2018, 08:27, pm)
- 8/2/2018: Những vấn đề cơ bản về THQCT, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm (08/02/2018, 11:17, am)
- 5/2/2018 Kinh nghiệm kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự (05/02/2018, 04:51, pm)
- 31/1/2018 Công khai danh tính người mua dâm có đúng không? (31/01/2018, 04:25, pm)
- 26/01/2018: Nhiều điểm mới về quyền của luật sư theo BLTTHS 2015 (26/01/2018, 10:18, am)
- 22/1/2018 : Tòa tuyên phạt ông Đinh La Thăng mức án 13 năm tù (22/01/2018, 12:51, pm)
- 19/6/2020 Những điểm mới về tạm giam theo quy định của BLTTHS năm 2015
- 26/10/2018: 4 Kiểm sát viên giữ quyền công tố tại phiên xét xử sơ thẩm vụ án đánh bạc nghìn tỷ
- 19/4/2018 Thủ tướng yêu cầu khởi tố hành vi đánh bác sĩ tại bệnh viện
- 12/4/2018: Phạm nhân phải chấp hành xong hình phạt tiền mới được xét đặc xá
- 9 / 4 / 2018 Chính thức thu tiền sử dụng đất đối với diện tích đất tăng thêm
- 20/3/2018 TAND tối cao hướng dẫn xác định vụ việc hòa giải thành, đối thoại thành
- 16/3/2018 Trình tự, thủ tục định giá tài sản trong tố tụng hình sự
- 14/3/2018 Luật sư được gặp người bị tạm giữ
- 9/3/2018: Thu thập, kiểm tra, đánh giá chứng cứ trong tố tụng hình sự
- 7/3/2018 Điểm mới về người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác
- 01/3/2018, Thông tư liên tịch về tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố có hiệu lực
- 24/2/2018 Cục Bổ trợ tư pháp (Bộ Tư pháp) thăm, chúc Tết LĐLSVN
- 8/2/2018: Những vấn đề cơ bản về THQCT, kiểm sát việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm
- 5/2/2018 Kinh nghiệm kiểm sát việc xác minh điều kiện thi hành án dân sự
- 31/1/2018 Công khai danh tính người mua dâm có đúng không?
- 26/01/2018: Nhiều điểm mới về quyền của luật sư theo BLTTHS 2015
- 22/1/2018 : Tòa tuyên phạt ông Đinh La Thăng mức án 13 năm tù
- 28/12/2017 : Một bị can trong vụ án liên quan Trịnh Xuân Thanh bất ngờ tử vong
- 26/12/2017 : Chưa có tung tích của ông Vũ “nhôm”
- 25/12/20017 : Tòa tự ra văn bản ngăn chặn tài sản